Hòa Dưỡng

Hòa Dưỡng

  03/08/2016

  Admin

Hòa Dưỡng: Hòa có nghĩa là hòa hợp, Dưỡng có nghĩa là chất nuôi sống thân cơ bản gồm có : Khí, Nước và Thực phẩm..

           Tiếp xúc thực tế với các anh chị em học viên trước khi đến với TOTHA, hầu như chúng tôi đều thu nhận chung nội dung tự bạch là : “....Em đã qui y lâu năm giữ ngũ giới rất nghiêm, trì chú rất siêng năng….Em theo công giáo thường xuyên đi nhà thờ, sinh hoạt ca đoàn, tham gia  thiện nguyện….”,  nhưng hiện tại trong thể chất luôn cảm thấy bất an, tính tình dễ cáu gắt, mệt mõi,…Và không riêng gì các anh chị em phật tử hay những giáo dân ấy, công ty TOTHA chúng tôi cũng có dịp tiếp xúc với một số các tu sĩ của nhiều giáo phái khác nhau cũng đều chung nội dung chia sẻ như kể trên, thậm chí một số các anh chị em học viên TOTHA cũng vậy (rất đáng tiếc là các anh chị em nầy đã từng học rõ thuyết Bát Hòa mà TOTHA đã truyền đạt, nhưng do tính ái thực và ái dâm chi phối nhiều quá mà quên xét lại chính mình mà cứ mãi lẫn quẫn!...). Đồng thời các vị đều mang chung tâm trạng là hiện nay rất khó tiến sâu vào thiền định (lưu ý cần phân biệt với thiền quán), nếu cố gắng lắm thì sau khi xả thiền đều bị rơi vào các triệu chứng bất ổn như :  ham muốn, nóng nải, buồn ngủ, tinh thần bấn loạn, nghi ngờ lung tung (trong thiền học gọi đây là ngũ triền cái). Chúng ta đều hiểu rằng sự tồn tại của xác thân nầy là do nguồn năng lượng của dưỡng chất (Khí + Nước + Thức ăn) hằng ngày mà chúng ta nạp vào cơ thể, như đã trình bày ở chương trước về hiệu ứng biến hoại của môi trường mà chúng ta hiện đang sống cũng như sự suy hóa của sự vật và hiện tượng trong chu trình chuyển hóa hiện nay (thời kỳ mạt pháp) -> dưỡng chất thu nạp (không khí, nước uống, thực phẩm) thảy đều bị ô nhiễm nặng nề -> gây nhiễm độc vào nội tạng con người -> hệ thần kinh và não bộ bị xáo trộn kéo theo -> tinh thần bất an, tâm thức biến động -> tâm lý bất ổn là điều hiển nhiên…Ta hãy thử suy ngẫm lại lời nói của người xưa đặng mà tự mình đối chiếu lại : “Bụng dạ họ thật khó lường” hoặc “Họ nghĩ gì trong ruột gan khó ai biết” hoặc “Lòng dạ khó lường” hoặc “Tức sôi cả ruột gan hoặc Giận đến tím ruột bm gan”, “Thương xót đứt cả ruột gan” hoặc “Trau cả tấm lòng...”, điều nầy rất dễ dàng kiểm nghiệm lại trong đời thường của mỗi chúng ta tất sẽ nhận ra ngay : lúc ăn uống không tiêu, nêu gan bị bị yếu thì sẽ lọc không sạch độc tố -> khiến cho bạn suy nghĩ hỗn tạp, nóng nảy, xằng bậy, độc ác,.. -> dễ dẫn đến những hành động sai lệch,..so với lúc bình thường đúng không?. Hoặc một thí nghiệm rất thực tế của các nhà khoa học về đề tài “Sự ảnh hưởng của thực dưỡng đến nhân cách”, thí nghiệm đối chứng qua 3 nhóm tù nhân : nhóm thứ nhất cho ăn chay, nhóm thứ hai cho ăn bình thường, nhóm thứ ba cho ăn nhiều gia vị + thịt tái + thực phẩm nhân tạo…thì kết quả sau khi mãn hạn giam giữ được thả ra, thực tế cho thấy rằng xác suất tái phạm xãy ra ở nhóm thứ ba là nhiều nhất, kế đến la nhóm thứ hai, nhóm thứ nhất thì rất ít!...điều nầy cho thấy rằng thực dưỡng hằng ngày góp phần ảnh hưởng quan trọng đến tính cách con người một cách rất rõ ràng…hoặc đối chiếu lại thế giới động vật như : hổ, sư tử so với voi hay cá mập, cá sấu so với cá voi cho thấy loài ăn thịt luôn hung hản (sân nộ) và kém thông minh (si mê) hơn, háo động (bạo hành, ăn tạp, dâm dục) hơn . Ta nhớ lại sự sống chúng sanh ở Tứ Châu như đã mô tả trong chương trước, cư dân ở Bắc cô lô châu (thực phẩm hoàn toàn là thực vật) và Đông thắng thần châu (thực phẩm đa phần là thực vật) nên họ có tuổi thọ cao nhất + thông minh nhất + xinh đẹp nhất + giác quan nhạy nhất + sống thọ nhất so với 2 châu còn lại... Nhắc lại pháp ảnh Di Lạc như đã nói ở phần trước, cho thấy sự tiên tri của các chư tổ Phật giáo phản ảnh rất thực tế trong chu trình vận hành sự sống theo chiều suy hóa như hiện nay (thời kỳ mạt pháp) đó là :

        - Lục căn (Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Não) bị rối loạn : tượng hình 6 em bé quấy rối (Sắc, Thanh, Hương, Vị,, Xúc, Pháp).

            - Bụng căng, Đầu trọc (khác đầu cạo còn tóc mờ) : nhiễm trược dưỡng chất gây ảnh hưởng đến trí (Bụng dạ bạ đầu).

      -  Mắt không nhắm : nhìn thẳng vào vạn pháp để mà chuyển hóa

      -  Miệng không khép, dung hòa cùng vạn pháp để hóa giải tà khẩu.

      - Thân không kín : nhắc nhở nhiễm trược lục căn + nhiễm độc dưỡng chất sẽ khiến cho tu sĩ dễ vướng vào giới tà dâm (Bụng làm dạ chịu), cần cẩn trọng.

      - Tư thế đứng hoặc ngồi hờ (chân dọc, chân ngang), chứ không ngồi nghiêm định thiền như tướng ảnh Thích ca mâu ni hay A di đà đã biết. Pháp ảnh (hoặc tượng) hàm ý thể hiện nghĩa cảnh là không thể định thiền ngay liền, mà cần nên vận hành (thân, khẩu, ý) để giúp hòa dẫn chuyển dịch (Di) sao cho phù hợp theo đối cảnh suy hóa hiện tại (thời mạt pháp) đặng mà chỉnh sửa trước, tức là  : cần phải khử ô trược ngũ tạng (Thân),  hóa giải sự sai lệch của lục căn bởi do thu nhận (cảm Thụ) những thông tin hỗn tạp của đời sống hằng ngày, cố gắng chỉnh sửa (tu chỉnh) sao cho hòa hợp được Thân-Khẩu-Ý thì mới có thể giúp Tâm thức tiến dần đến sự hài hòa và thích nghi cùng môi trường sống được, đồng nghĩa với việc giúp cho não bộ được bình ổn (Pháp). Hoàn thiện sao cho hài hoà 4 tọa độ cơ bản (Thân, Thụ, Tâm, Pháp) như đã nói và hãy cố gắng (siêng năng + nhẫn nại) rà soát đối chiếu lại mình để giúp trau chuốt các thức sao cho ngày càng tiến hóa tinh vi hơn (tinh tấn), luôn rà soát đối chiếu lại (lặp lại) một cách đúng đắn (chánh niệm) nhằm để thường xuyên tự nhắc nhở mình không đâu xa chính là tại 4 nơi (xứ) Thân, Thụ, Tâm, Pháp như đã nói (Tứ niệm xứ) và nhằm để kiểm tra lại nguồn năng lượng tâm thức trong hệ sinh học của ta tương đối cân bằng, lúc nầy mới đúng là thời điểm thích hợp để có thể tiến tới việc ngồi tĩnh tại quán chiếu ngày càng sâu sắc uyên thâm (trí tâm xuyên suốt hành thâm) đến tận cùng tột đỉnh (ba la mật đa) để đối chiếu lại những kiến thức thấy, biết (chiếu kiến) về tư duy nhận thức thế giới sóng/hạt (danh/sắc ≡ ngũ uẫn) đều không tự hình thành (vô ngã) và không trường tồn (vô thường). Qui luật tất yếu nầy của sự sống và sự vận hành của mọi sự vật hiện tượng (chư pháp) tồn tại trong thế giới sóng/hạt (danh/sắc) được liễu nghĩa trong Bát nhã tâm kinh là "Ngũ uẫn giai không".  Hằng sâu khái niệm nầy -- chư pháp sinh/diệt bởi nhân duyên -- để có thể giúp ta nhận thức một cách sâu sắc và tri kiến ngày càng thông suốt (tường minh) rằng 4 nơi tụ hợp thân tâm nầy cũng vậy, hãy luôn chánh nệm (Tứ niệm xứ) điều nầy.

        Cuối cùng nhắm mắt hòa theo hơi thở thì mới có thể giúp ta nhập định tốt được…Bởi do không để ý tới sự ảnh hưởng của năng lượng rất là ô trược trong dưỡng chất ngày nay (năng lượng hạt) khác xa so với xưa kia – năng lượng thuần nhiên -- rất nhiều bởi do con người hám lợi sinh ra ác nghiệp (chế biến hỗn tạp, ô trược) đầu độc dần ngũ tạng của người tiêu dùng hằng ngày -> khiến cho trí tâm chúng ta – những người muốn tu tập – bị rơi vào trạng thái bất ổn triền miên ngày càng trầm trọng, sao không lo sửa lại thân mình cho ổn?... -> cho nên  nếu chúng ta biên kiến vội vàng thực hành tiến sâu vào việc nhập định sẽ luôn gặp những trở ngại nầy, nọ dễ dẫn đến hiệu ứng loạn thức…Mọi vấn đề đều sinh khởi tử nguyên nhân đó mà ra, cứ “mãi mê ép định” một cách rập khuôn (thủ kiến) mà không lo khử độc ngũ tạng sẽ khiến cho người hành thiền rất dễ rơi vào ngũ triền cái dai dẵn…Cuối cùng phải gánh chịu hiệu ứng đột biến tâm thức là điều hiển nhiên!.

 

 

Sau đây là những trích lược từ nhật báo tham khảo báo động về sự ô nhiễm Khí, Nước, Thực phẩm mà con người cần cảnh tỉnh lại : “Bảo vệ cộng đồng tức là bảo vệ chính mình, thân quyến mình, tại sao ta phải làm ngơ?!...tại sao ta phải làm ngơ?!...

      Nước ô nhiễm đáng sợ hơn chiến tranh

    Số người chết do nước bẩn hàng năm lớn hơn tất cả các dạng xung đột bạo lực, kể cả chiến tranh, gây ra. AP cho biết, Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) vừa công bố một báo cáo nhân Ngày Nước Thế giới (22/3). Bản báo cáo – mang tên “Sick Water – khẳng định mỗi ngày thế giới tạo ra khoảng hai tỷ tấn nước thải. Lượng nước thải đó giúp dịch bệnh lây lan và hủy hoại các hệ sinh thái. Báo cáo cho hay các bệnh liên quan tới nước bẩn gây nên 3,7% tổng số trường hợp tử vong trên thế giới, tương đương với hàng triệu tính mạng. Hơn một nửa bệnh nhân trong các bệnh viện mắc bệnh liên quan tới nước bẩn. “Nếu chúng ta không có khả năng quản lý chất thải, sẽ có thêm nhiều người nữa chết vì các bệnh do tình trạng ô nhiễm nước gây nên”, Achim Steiner, giám đốc UNEP, cảnh báo. Theo báo cáo của UNEP, người ta cần tới ba lít nước để sản xuất một lít nước đóng chai và lượng nước đóng chai tại Mỹ đã tiêu tốn khoảng 17 triệu thùng dầu mỗi năm. Nỗ lực nâng cao khả năng quản lý nước thải tại châu Âu đã tạo ra nhiều thay đổi tích cực về môi trường tại châu lục này, UNEP nhận định. Tuy nhiên, các “vùng nước chết” trên những đại dương vẫn tiếp tục bành trướng khắp thế giới. “Vùng nước chết” là những nơi mà oxy hầu như không tồn tại bởi tình trạng ô nhiễm. (Theo NYTime)

 

         Dầu phế thải lọt vào bữa ăn của người Trung Quốc

     Theo một nghiên cứu mới đây tại Trung Quốc, cứ 10 bữa ăn của người dân nước này thì có 1 bữa sử dụng dầu cũ. Những thùng dầu ăn nâu bóng hóa ra được tinh chế lại từ nước cống, nước rác. Ước tính "công nghệ" đáng sợ này đã mang lại 1/10 số lượng dầu ăn cho Trung Quốc, chủ yếu được các nhà hàng hoặc người bán rong sử dụng.Chúng chứa chất độc hại có thể gây ung thư được gọi là "aflatoxin". Theo China Daily, ngay sau khi có thông tin cho rằng 1/10 số bữa ăn của người dân được nấu bằng dầu bẩn, Cơ quan quản lý dược và thực phẩm Trung Quốc đã có thông báo khẩn với các nhà hàng khuyến cáo về việc sử dụng dầu ăn cũ. Ông He Dongping, chuyên gia về khoa học thực phẩm thuộc Đại học bách khoa Wuhan cho biết, trong 22,5 triệu tấn dầu ăn người dân Trung Quốc tiêu thụ hàng năm thì có khoảng từ 2 đến 3 triệu tấn là dầu ăn đã qua sử dụng. Những dầu ăn này thường là dầu ăn thải loại từ các nhà bếp đã được tinh chế. Chúng chứa chất độc hại có thể gây ung thư được gọi là "aflatoxin".

 

  Kinh hoàng “chế” dầu ăn từ dầu thải

     Nhiều cửa hàng ăn uống, quán nhậu hiện nay vẫn thường sử dụng các loại dầu ăn rẻ tiền dạng bán theo can, bình không thương hiệu với giá cực rẻ.Đây là hàng được sản xuất từ các loại dầu nguyên liệu phức tạp, kể cả dầu thải từ các nhà máy chế biến thực phẩm, sau đó dùng hóa chất để xử lý khử mùi, tạo màu, các loại mỡ bẩn ôi thối… Đáng lo ngại là loại dầu, mỡ này tiềm ẩn rất nhiều chất độc có thể gây ung thư. Rất nhiều các nhà hàng quán ăn hiện nay sử dụng loại dầu ăn trôi nổi không nhãn mác, bởi những loại dầu này thường giá rẻ hơn các loại dầu ăn có nhãn mác rất nhiều. Vậy loại dầu ăn bán trôi nổi tại các chợ hiện nay từ đâu ra? Câu trả lời là có rất nhiều nguồn. Mỡ, dầu ăn đã qua sử dụng tại các nhà hàng, khách sạn… bị cháy đen, bốc mùi được một số cơ sở thu mua, lọc cặn và bán lại cho các cơ sở chế biến thực phẩm dùng để chiên, rán các sản phẩm như: quẩy, ngô, bánh…Trưởng phòng kinh doanh của một công ty dầu ăn cho biết: Người ta còn nhập cả nguồn dầu cải giá rẻ từ Trung Quốc, trong đó có cả dầu cải đã qua sử dụng được các nhà máy ở nước này thải ra… Nguồn nguyên liệu này sẽ được xử lý bằng nhiều loại hóa chất khử mùi, tạo màu… để cho ra loại dầu vàng ươm mà nếu nhìn thoáng qua chẳng thua gì dầu ăn của các hãng dầu sản xuất công nghiệp. Các cơ sở này thường xuyên thay đổi địa chỉ sản xuất hoặc đăng ký một nơi nhưng lại sản xuất ở một địa chỉ khác để qua mặt cơ quan chức năng. Bên cạnh đó hiện nay mỗi ngày các nhà máy chế biến thực phẩm, sản xuất bánh snack, mì gói, gà rán, mít sấy… thải một lượng lớn dầu ăn đã sử dụng. Doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ để tiêu hủy loại dầu thải này để không ảnh hưởng đến môi trường, thông qua một số công ty chuyên đi tiêu hủy. Tuy nhiên, đường đi để tiêu hủy những loại dầu này thực tế không ai kiểm soát được và cũng không loại trừ khả năng loại dầu thải này được phù phép thành dầu ăn và tái sử dụng.  Cũng do giá dầu ăn tăng cao nên hiện tượng sử dụng mỡ động vật, chủ yếu là mỡ lợn để chế biến thức ăn đang phổ biến trở lại. Tại các chợ bán khá nhiều mỡ nước. Loại mỡ này được đóng trong can nhựa với giá từ 15.000-20.000 đồng/lít. Nguyên liệu chế biến mỡ nước là nguồn mỡ lợn được thu gom tại các chợ đầu mối, các lò giết mổ, các quầy thịt ở các chợ cuối ngày, trong đó không loại trừ lợn chết, lợn bị dịch bệnh.  Số mỡ này hầu hết đều có màu nhợt nhạt, thâm tím, bốc mùi khó chịu, ruồi bâu dày đặc. Theo một tiểu thương, do mỡ đã để cả ngày không được bảo quản, hơn nữa trong số mỡ đang chờ người đến nhận có cả mỡ của ngày hôm qua để lại nên việc bốc mùi là điều không tránh khỏi. Thông thường, mỡ lợn khi nấu chảy thành nước chỉ sau một thời gian ngắn sẽ bị cô đặc nên các cơ sở chế biến thường sử dụng hóa chất chống kết đông và một số chất phụ gia khác để bảo quản. Nguồn phụ gia trôi nổi này khi xâm nhập cơ thể sẽ gây hại khó lường. Ngoài ra, theo cơ quan thú y, do nguồn mỡ thu mua từ nhiều nguồn, nhất là từ các lò giết mổ, chợ chiều nên nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn, chất bẩn là rất cao. Đây cũng là nguồn lây lan dịch bệnh rất nguy hiểm...(Nguồn báo ANTD 08/10/2012)

 

             Chế biến đậu hũ bằng công nghệ... kinh hoàng!

 
 

     Cho đến một ngày cuối tháng 4/2005, sau nhiều lần "làm quen" với một chiến hữu  V. mới chịu giới thiệu chúng tôi với "ông anh kết nghĩa" chuyên làm đậu hũ ở P.Trung Mỹ Tây, Q.12, TP.HCM để học nghề. Lời giới thiệu của V. quả có trọng lượng, vợ chồng H. - chủ cơ sở kiêm... công nhân sản xuất - đã vui vẻ tiếp và hẹn chúng tôi 9 giờ tối hôm sau đến "học việc". Đúng hẹn, chúng tôi có mặt tại cơ sở sản xuất. Đó là một căn nhà cấp 4 xập xệ, phía trước được dùng làm nhà ở, phía sau ngăn ra khoảng 30m2 để làm "phân xưởng" sản xuất. Chừng đó diện tích mà được bố trí một máy xay, hai lò nấu, một giàn khung ép đậu, một bể nhỏ dự trữ nước và hơn chục thùng, xô, chậu lớn nhỏ bày tứ tung trên nền xi măng ướt, rêu mốc loang lổ, để sản xuất đậu. Mùi chua nồng, hôi hám của xác bã đậu để lâu lên men, của nền nhà ẩm ướt và hình như của cả chuồng heo cách đó không xa... khiến chúng tôi không khỏi rùng mình... Khi chúng tôi đến, vợ H. đang ép những khuôn đậu hũ của mẻ đầu tiên, còn H. lui cui xúc từng rổ đậu đã ngâm sẵn bỏ vào máy xay mẻ thứ hai. Chưa đầy 10 phút sau, khoảng 10 kg đậu hạt đã biến thành một thùng nước cốt đậu trắng nõn nà. H. lấy chiếc xô nhỏ múc nước đậu mới xay đổ vào vạc đặt sẵn trên lò lửa đỏ rực. Thêm hơn chục phút nữa, vạc nước đậu sôi lên ùng ục. Từng ca nước đậu lại được múc đổ vào chính chiếc thùng lúc nãy đựng nước đậu sống mà chẳng cần rửa, trong đó có để sẵn miếng vải xô đã ngả màu cháo lòng để lọc bã. Khi đổ đầy thùng, H. túm bốn góc miếng vải kéo lên, lắc vài cái rồi ném cả miếng vải bọc bã vào chiếc thùng đầy bã đậu cũ gần đó. Trong lúc thùng nước đậu còn nóng hổi, H. lấy ca nhựa đến bên chiếc thùng ở góc xưởng, múc từ đây 3 thìa bột trắng mịn như xi măng trắng cho vào ca, đổ đầy nước, dùng tay hòa tan rồi đổ thẳng vào thùng nước đậu. Tiếp đó, anh ta lấy thìa nhôm dài đảo đều thùng nước đậu lên. Thật kỳ lạ, chỉ vài phút sau, cả thùng nước đậu bốc hơi nghi ngút từ từ đông đặc lại thành... cốt đậu. Rồi cứ thế, cốt đậu được múc lên những dãy khuôn chờ sẵn để ép thành những miếng đậu...Thứ bột trắng mịn như xi mắng trắng được H. cho biết là thạch cao. "Theo cách làm dân gian, đậu sau khi xay và nấu phải cho nước chua vào để tạo độ đông kết. Nhưng dùng nước chua thì độ đông kết thấp, khi ép sẽ rất hao. Thay nước chua bằng thạch cao, độ đông kết vừa cao vừa nhanh, khi ép rất ít hao mà đậu thành phẩm lại rắn, lợi nhuận gấp 2-3 lần dùng nước chua mà người tiêu dùng lại rất thích!" - H. "bật mí". Hằng ngày, vợ chồng H. sản xuất từ 19 giờ đến 2 giờ sáng hôm sau, được khoảng 10 mẻ đậu, mỗi mẻ xay 10 kg đậu hạt và sử dụng khoảng trên dưới nửa ký thạch cao. Loại thạch cao này do Công ty N.H sản xuất, H. cho biết có thể tìm mua ở các cửa hàng vật liệu xây dựng với giá 60.000 đồng/bao 40 kg. "Có phải loại thạch cao để dùng nặn tượng không?" - chúng tôi hỏi. "Em cũng chẳng biết. Chỉ biết có hai loại thạch cao, một loại bột to, một loại mịn. Làm đậu thì mua loại mịn về làm, đông nhanh mà ăn không sạn". Như hiểu được nỗi băn khoăn của chúng tôi, H. cười: "Em làm đậu 5-6 năm nay, bán ra mấy chợ trong thành phố mà thấy người ta ăn có ai chết đâu. Mà ở thành phố này đâu phải có mỗi cơ sở của em dùng thạch cao làm đậu hũ?".

 

Đem chuyện thạch cao bỏ vào đậu hũ kể cho một chủ cơ sở ở P.Hiệp Thành, Q.12, nghe thì ông này khẳng định đó là "chuyện nhỏ". K. - một chủ cơ sở sản xuất đậu hũ ở Thủ Đức, cho biết anh ta cũng dùng thạch cao để sản xuất đậu hũ từ mấy năm nay. "Tôi học được bí quyết này từ một cơ sở trong Chợ Lớn. Lúc đầu không biết, lại tham pha nhiều nên nếm đậu cứ thấy tê cả lưỡi. Giờ thì tốt rồi. Mỗi ngày tôi làm 1 tạ rưỡi đậu, đem giao cho các bếp ăn tập thể của các xí nghiệp, trừ hết chi phí cũng còn lời khoảng 500 ngàn đồng". Không chỉ dùng thạch cao để tăng lợi nhuận, D. quê ở Bắc Giang, một chuyên gia sống bằng nghề bán "công nghệ" làm đậu hũ cho một số gia đình từ miền Bắc vào, cho biết để tận dụng cả bọt đậu (nước đậu khi nấu lên thường có nhiều bọt, nếu hớt đổ đi sẽ rất hao), một số cơ sở còn dùng hóa chất khử bọt. "Loại hóa chất này sền sệt như mỡ heo, mua ở chợ Kim Biên giá chỉ 12-15 ngàn đồng/lít dùng cho cả tấn đậu. Trong lúc đang nấu, chỉ cần bỏ vài giọt hóa chất này pha loãng với nước rồi đổ vào là cả vạc đậu không có chút bọt nào" - D. giải thích. Cũng theo D., dùng thạch cao thì đậu sẽ bớt béo, vì thế một số cơ sở còn sáng chế cách bỏ bột béo vào trong đậu để đánh lừa cảm giác người tiêu dùng...Để tìm hiểu thêm về thạch cao làm đậu hũ, chúng tôi liên lạc qua điện thoại với Công ty N.H theo chỉ dẫn. Một người nữ xưng là nhân viên Công ty N.H cho biết công ty không sản xuất thạch cao dùng trong thực phẩm, chỉ sản xuất thạch cao dùng cho công nghiệp. Tuy nhiên, ông H. - Giám đốc Công ty N.H lại khẳng định chắc nịch là N.H vẫn thường bán thạch cao làm đậu hũ với giá đến các đại lý là 1.450 đồng/kg. Khi chúng tôi hỏi loại thạch cao này được cho phép dùng trong thực phẩm không thì ông H. "ậm ừ" rồi giải thích: "Nói chung về mặt kiểm nghiệm thì nguồn thạch cao từ xưa đến nay cũng chưa cho đưa vào danh mục để kiểm nghiệm trong thực phẩm, rất là khó. Nhưng mà tụi tui sản xuất bán cho trong thực phẩm thì tụi tui vẫn bán. Tại vì nó nung ở nồng độ cao mấy ngàn độ thì nó cũng đảm bảo vệ sinh lắm, không có gì mà ảnh hưởng (?). Tất cả các đậu hũ làm trên thị trường đều phải có thạch cao hết. Vì thạch cao làm chất xúc tác cho đậu hũ đông đặc. Cả các loại bánh kẹo, mứt cũng phải dùng thạch cao vì không có thạch cao nó đâu đông đặc được" (!). (Nguồn báo Thanh niên 29/05/2005)

 

             Nước tương Made in China chế biến từ tóc

    Có một dạo ở các vùng thôn quê, các lái thường đến lò mỗ, tiệm hớt tóc mua các loại lông, tóc.. Hỏi để làm gì, họ bảo xuất cho Trung Quốc làm phân, làm gối nệm,,, thì ra là làm ra cái món này, kinh dị, ác bá chưa từng thấy. TK. Vào cuối năm 2003, người ta sản xuất hàng loạt các loại nước tương có nhãn hiệu “Hongshuai Soy sauce” tại Trung Quốc, áp dụng theo phương pháp hóa sinh và kỹ thuật tân tiến bởi một nhà máy chế biến thực phẩm gia vị. Họ còn bảo loại nước tương này không tuân theo phương pháp chế biến thông thường và cổ điển bằng những đậu nành và lúa mì. Ðặc biệt giá thị trường của loại nước tương này rất rẻ nên được các nhà nhà hàng, trường học sử dụng rất nhiều. Giữa tháng giêng năm 2004, một nhóm ký giả của chương trình truyền hinh “Weekly Quality Report”do nhà nước tỉnh Hồ Bắc điều hành đã điều tra về phương pháp chế biến nước tương của hãng Hongshuai. Họ giả dạng làm khách hàng mua sỉ nước tương và muốn biết về công thức chế biến của loại nước tương này như thế nào. Viên quản lý cho biết thành phần của nước tương gồm có amino acid hòa hợp với nước, sodium hydroxide, mật đường (loại dung dịch phế thải sau khi đã quây ly tâm chế thành đường cát trắng), hydrochloric acid và những thành phần chất hóa học khác...Họ cũng được cho biết rằng trong nguyên liệu chế biến nước tương, hàng tháng, nhà máy phải cần sử dụng đến hàng chục ngàn tấn amino acid dưới dạng bột hoặc chất sấy khô mua từ một nhà máy sản xuất hóa chất khác. Ðể mở đầu cho cuộc điều tra phỏng vấn, các ký giả quyết định tìm hiểu cho ra nguồn nguyên liệu để chế biến thành chất amino acid là gì. Sau đó các ký giả đã tìm ra nguyên liệu để bào chế loại xi-rô amino acid này tại một nhà máy sinh hóa ở tỉnh Hồ Bắc (Hubei) . Họ trả lời các ký giả rằng amino acid chủ yếu được chế biến từ tóc của con người, thu nhặt từ các tiệm uốn tóc, các đống rác thải ra từ các bệnh viện ở nhiều nơi trong nước. Dĩ nhiên loại tóc này rất dơ bẩn và không vệ sinh chút nào vì người ta bỏ lẫn lộn trong các rác rưởi gồm bao ngừa thai, ống và kim chích, bông gòn đã được sử dung của bệnh viện và các băng vệ sinh của phụ nữ vân vân.Các nhân viên nhà máy bảo loại tóc này không có độc chất nhưng thực tế nó không hạp vệ sinh và dĩ nhiên có mang nhiều loại vi khuẩn hay những bào tử gây bệnh khác nhau. Nguyên do người ta sử dụng tóc của con người để chế biến amino acid để làm nước tương là vì nguyên liệu này rất rẻ, nhờ thế giá thành của nước tương cũng rẻ theo nên có thể cạnh tranh dễ dàng với những loại nước tương (thật thà) khác. Hơn nữa tóc của con người chứa dồi dào protein hơn đậu nành và lúa mì, khi làm thành nước tương lại có mùi vị thơm ngon hơn. Cũng tương tợ như vậy, trong thời kỳ chiến tranh thế giới, vì khan hiếm lương thực, đa số đậu nành đã được sử dụng để chế biến nhiều loại thực phẩm khác, chánh phủ Nhật Bản cũng đã dùng kỹ thuật giống vậy để sản xuất nước tương thay thế. Tuy nhiên tóc của con người chứa nhiều loại hóa chất độc hại. Theo báo “Weekly Quality Report” tóc nói chung chứa nhiều thạch tín (arsenic) và chì (lead), đó là những hóa chất sẽ gây phương hại trầm trọng đến hệ tiêu hóa, thận, hệ tim mạch, hệ thần kinh và hệ thống sinh dục. Hơn nữa loại tóc này rất dơ bẩn, lẫn lộn với những môi trường ô uế khác nhau. Tiêu chuẩn vệ sinh là vấn đề đáng quan ngại nhất vì nó được thu nhặt từ rác rưới của các tiệm uốn tóc và bệnh viện, dĩ nhiên chứa nhiều vi khuẩn và không thể chế biến làm một thứ thực phẩm an toàn cho sức khỏe. Hơn nữa những hóa chất dùng để phân tách và chế biến amino acid từ tóc lại cũng là những chất độc hại khác. Trong quá trình chế biến nó sẽ sản sinh ra phụ chất carcinogenic, làm cho công nhân chế biến cũng như người tiêu thụ sản phẩm gia tăng cơ hội bị bệnh ung thư hơn. (Nguồn China Time 07/08/2012)

 

     Nước tương, muối tôm được làm từ xương thối

     Trong vai một người chạy xe ôm, tôi chở một chị phụ nữ tuổi trạc 40 đi mua xương về nấu phở. Thấy tôi dễ mến, chị thường trò chuyện trên đường và những lúc ngừng nghỉ. Qua một bãi rác trống trải, chị chỉ tay bò rất hiếm, phải tập kết từ nhiều nơi như Bình Thuận, Long An, Đồng Nai mới có đủ xương cho các lò chế biến nước tương. Ít hàng, các đầu nậu tập trung hết về một vài điểm thôi. Xương thối thì để cho các lò nấu nước tương, xương tươi thì đầu nậu a lô cho các tiệm phở đến điểm tập kết nhận hàng". Điểm tập kết nằm trên một con đường vắng được che chắn bởi một góc tường rào cao. Tôi suýt nôn ọe vì mùi hôi thối khủng khiếp. Xương chất thành từng đống, ruồi nhặng bâu đầy như rắc đậu đen. Có năm ba lao động đều còn trẻ đang lom khom phân loại xương. Một phụ nữ dáng vẻ đầu nậu đứng chỉ tay cho các xe hàng loại 1,5 tấn đổ xương vào nơi quy định. Đây là chuyến "hàng tươi" nên chị ta liên tục gọi di động cho các bạn hàng nấu phở đến nhận xương mới. Trong khu tập kết, xương súc vật chất thành đống dưới đất, sát bờ tường. Có đủ loại xương đầu trâu, đầu bò cũ. Có mới có cũ được phân loại đâu ra đấy. Lại có đống xương hình thù kỳ dị, đoán mãi không ra xương động vật gì. Ruồi nhặng bay trên các đống xương này một đám mây đen. Tôi vừa há miệng toan ngáp đã bị mấy chú chui tọt vào miệng. Ghê hết chỗ nói. Ngay bên khu tập kết là một lò nấu nước tương. Đó là một hệ thống lò nấu bằng củi gồm các lồng đựng và các khung khổng lồ rỉ sét đựng xương. Qui trình chế biến xương xem ra khá đơn giản. Xương được đưa vào rọ lưới rồi cho vào lò hấp. Công đoạn tiếp theo là đem xương ngâm vào axít pha loãng cho rã ra. Sau đó cho nước vôi tôi vào “trung hòa”. Công đoạn thứ 3 là xương được mang ra phơi cho ráo nước rồi đưa vào cối gắn moteur để nghiền nhuyễn. Công đoạn thứ tư là thêm đậu nành hoặc bánh dầu kèm các loại hóa chất tẩy rửa để khử mùi, khử mỡ. Công đoạn cuối cùng là bổ xung hoá chất tạo màu, tạo hương để cho ra loại nước chấm màu đen đậm đặc được gọi là “tinh chất đạm”. "Nói là công nghệ chế biến "gia truyền", nhưng thực ra công nghệ sản xuất nước tương ngày xưa khác bay giờ nhiều lắm. - Anh M., một kỹ thuật viên ở lò cho biểt. - Sản xuất nước tương ngày xưa thường có 2 công đoạn. Công đoạn một là ủ đậu nành lên men tự nhiên (thuỷ phân). Nhưng làm thế thì rất mất thời gian. Chạy theo lợi nhuận, sản xuất đại trà, các cơ sở sản xuất đã làm nhanh quá trình lên men tự nhiên bằng cách "lên men nhân tạo", tức là sử dụng axít thuỷ phân nguyên liệu trực tiếp. Nguyên liệu chính là các loại bánh dầu và đậu nành loại 2, loại 3. Thế nhưng, trong sản xuất theo phương cách này, dư lượng 3-MCPD (tiền chất gây ung thư) còn lại trong sản phẩm rất cao, nên từ rất lâu đã không cho phép sử dụng. (Hoàng Dũng Huệ - Báo GDM)

    Nước tương chế từ nước muối pha hóa chất

   (GDVN - 22/05/2011) - Vì lợi nhuận, một bộ phận tiểu thương không từ thủ đoạn nào để làm giả các sản phẩm tiêu dùng, một cơ sở pha nước muối với hóa chất thành nước tương ở Trung Quốc tuồn ra thị trường kiếm lợi đã bị phát hiện.. 1.000 kg nước muối ở 9 độ C (112,5 kg muối) được trộn thêm 14 kg hóa chất tạu màu và tạo mùi xì dầu, 2,5 kg hóa chất chống thối là những gì cần thiết để chế biến thành 3 tấn nước tương thành phẩm và tuồn ra thị trường với rất nhiều thương hiệu nổi tiếng khác nhau. Cơ sở pha chế nước tương bằng hóa chất và nước muối này đã bị phát hiện khi tuồn ra thị trường với giá rẻ bất ngờ. Chị Trương, một người tiêu dùng ở Thẩm Dương, đi chợ mua nước tương phát hiện thấy một loại nước tương đóng gói, giá cực rẻ, bao bì khá bắt mắt. Mua thử một túi về nhà dùng nhưng chị thấy không yên tâm nên đã nhấc điện thoại hỏi phòng cảnh sát kinh tế, loại nước tương 8 xu/túi có sử dụng được không. Nghi ngờ đây là manh mối của một cơ sở sản xuất nước tương "bẩn", lực lượng chức năng đã vào cuộc. Trong vai người tiêu dùng, một cảnh sát đã gọi vào số máy xưởng sản xuất in trên bao bì muốn đặt hàng với số lượng lớn. Sau khi ngã giá, xưởng chế biến này đồng ý bán buôn với giá 0,22 tệ/1 bịch nước tương 350 ml. Sau khi thu thập đủ thông tin, chứng cứ, lực lượng cảnh sát và quản lý thị trường đã vào cuộc điều tra, tất cả những người có mặt đều "choáng váng" khi biết thứ nước tương sánh đặc ấy lại được làm rất đơn giản, pha nước muối với hóa chất độc hại. Chủ cơ sở này khai đã kinh doanh nước tương bẩn được hơn nửa năm, hiện tại xưởng nước tương bẩn đã bị đóng cửa, những đối tượng có liên quan bị tạm giữ phục vụ điều tra.

                   Tương ớt giá rẻ!

      Để sản xuất tương ớt giá rẻ, người ta thường sử dụng các loại hóa chất công nghiệp như chất tạo độ sệt, phẩm màu, chất bảo quản và đường hóa học…Trong vai người cần mua tương ớt sỉ để bỏ mối lẻ cho khách hàng, chúng tôi đến một số khu vực chợ đầu mối và một số cơ sở sản xuất tương ớt tại TPHCM để lấy hàng. Qua tìm hiểu mới biết nhiều loại tương ớt giá rẻ rất nguy hại vì được pha chế từ những loại độc chất. Chợ Bình Tây (quận 6) nổi tiếng là khu chợ sỉ của các loại gia vị. Ghé một sạp nằm khuất gần cuối chợ để tìm nguồn hàng, chúng tôi được chị chủ sạp giới thiệu ngay một số loại tương ớt “đang bán chạy”. Chị ta khẳng định: Nếu hàng ngon và có thương hiệu thì giá bán 285.000 đồng/thùng 6 chai (mỗi chai 1,5 lít, tính ra khoảng 30.000 đồng/lít - PV). Rẻ hơn một chút là loại 55.000 đồng/thùng 5 lít, còn loại rẻ hơn nữa chỉ khoảng 30.000 đồng/thùng 5 lít. “Loại càng rẻ càng pha nhiều nên sẽ không ngon. Tốt nhất nên chọn loại 55.000 đồng/thùng (thương hiệu N.) vừa cay vừa ít pha sẽ dễ bán hơn” - chị bán hàng tư vấn. Tôi thắc mắc không biết tương được pha thêm những gì thì người bán giải thích: “Chỉ đơn giản là bột năng”. Tuy vậy, khi chúng tôi đề nghị mua ngay một thùng loại rẻ nhất để làm mẫu thì chị ta cho biết phải đợi gọi chỗ khác mang tới và cho số điện thoại để tôi tiện liên lạc. Quan sát tiếp một vài cửa hàng gia vị, tương ớt khác trong khu chợ, thấy hầu hết đều có bán các loại tương ớt giá rẻ. Ra ngoài khu vực chợ, chúng tôi gặp một người đàn ông đang chất lên xe máy nhiều thùng tương ớt, đựng trong thùng nhựa màu trắng đục trông rất dơ. Ông ta nhiệt tình cho biết đến chợ lấy sỉ để về bỏ mối lẻ lại cho các quán ăn, tiệm phở trong TP. Biết chúng tôi cũng có ý định lấy sỉ tương ớt về bán lẻ, ông đã nhiệt tình giới thiệu chỗ mua. Bất ngờ là cơ sở này có giá bán còn rẻ hơn nhiều so với các sạp hàng chúng tôi tham khảo trước đó. Qua điện thoại, người của cơ sở cho biết loại cao giá nhất chỉ 30.000 đồng/thùng 5 lít, còn loại rẻ nhất chỉ 21.000 đồng/thùng 5 lít. Như vậy, 1 lít tương ớt chỉ hơn 4.000 đồng. “Nếu các chị mang hàng về tỉnh, chúng tôi sẽ giao đến nơi với điều kiện phải mua 30 thùng trở lên” - người này quả quyết.  Vì sao người ta có thể sản xuất được các loại tương ớt giá rẻ như vậy trong khi nếu theo đúng thành phần mà cơ sở này ghi trên nhãn mác (ớt 30%) thì riêng tiền ớt cũng đã hơn 50% giá vốn, chưa kể nhiều chất khác và chi phí vận chuyển, sản xuất…?. Những chai tương ớt giá rẻ, không nhãn mác có rất nhiều trên thị trường. Theo địa chỉ được giới thiệu, chúng tôi tìm đến một cơ sở sản xuất tương ớt nằm trong hẻm nhỏ trên đường Nguyễn Triệu Luật (quận Bình Tân). Đó là một ngôi nhà bình thường, không có vẻ gì là nơi sản xuất tương ớt với quy mô lớn, có thể bỏ sỉ ở các khu vực chợ đầu mối cũng như đưa hàng về tận các tỉnh...Anh Tuấn (một người từng làm tương ớt bỏ mối lâu năm ở nhiều nơi, nay đã phải chuyển sang kinh doanh sản phẩm khác) cho biết: Mặc dù trên bao bì, các cơ sở sản xuất đều ghi thành phần gồm ớt, tỏi, đường, muối, tinh bột, chất điều vị, màu thực phẩm cho phép... nhưng trên thực tế, thành phần chủ yếu là các loại hóa chất, phẩm màu công nghiệp giá rẻ và đường hóa học. Tìm đến một người quen từng bán hóa chất ở đường Hải Thượng Lãn Ông (quận 5), chúng tôi được biết tương ớt rẻ tiền chủ yếu làm từ nhiều loại hóa chất và phụ gia khác nhau, trong đó có các loại có nguy cơ độc hại rất cao như chất tạo độ sệt, phẩm màu công nghiệp, chất bảo quản và đường hóa học. Chất tạo độ sệt thường được gọi tắt là CMC, cũng là chất mà nhiều người thường dùng để pha chế nước tẩy rửa sàn nhà. Nếu là CMC dùng trong thực phẩm thì rất đắt tiền, còn CMC dùng trong công nghiệp thì giá chỉ vài chục ngàn đồng/kg nhưng chỉ cần 100 g là có thể tạo sệt cho cả trăm lít nước…Theo BS Trần Văn Ký, phụ trách chuyên môn Văn phòng phía Nam Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam (Vinafosa), CMC dùng trong thực phẩm có độ tinh khiết rất cao trong khi CMC dùng trong công nghiệp thì chứa rất nhiều tạp chất, trong đó có cả kim loại như kẽm, chì và nhiều chất khác rất độc hại. Tuy nhiên, khi đã cho CMC công nghiệp vào pha trộn thành tương ớt thì không thể phân biệt đó là CMC gì. Mới đây, cơ quan chức năng TP Hà Nội đã phát hiện trong tương ớt của một cơ sở sản xuất có chứa hàm lượng Rhodamine B rất cao. Đây là loại màu công nghiệp dùng để nhuộm vải, có giá bán rất rẻ và rất độc hại. (Phạm Đình Báo Người lao động)

 

            Rùng rợn công nghệ tái chế bún bằng hóa chất

     Theo quan sát của PV, hầu hết các công nhân ở đây khi làm việc đều mình trần, tay không và có thói quen hút thuốc xong ném tàn, khạc nhổ ngay trên sàn nhà. Do tiếp xúc nhiều với nước, hóa chất, tay chân nhiều công nhân bị lở loét, nhưng họ chẳng ngần ngại vốc bột, bún thành phẩm cho vào bịch. Chưa hết, trong các công đoạn sản xuất bún thường vương vãi nguyên liệu ra sàn, sau đó được quét thu gom lại cho vào máy xay bột để tiếp tục làm bún. PV khi lần đầu được phân công quét thu gom bột, bún rơi vãi dưới sàn nhà, định hốt đem đổ liền bị con trai bà chủ quát: “Để đó lát nữa đổ vào máy đánh lại!”. Cơ sở nầy thường xuyên thu gom bún ế, bún thiu về tái chế thành bún mới: “Bán bún đâu sợ ế, vì có ế cũng trả lại cho lò bún để họ nấu lại. Các xe bỏ bún cứ khuya hôm trước đến bỏ bún cho chúng tôi, khuya hôm sau họ quay lại đưa bún mới và thu bún cũ về. Vì vậy chúng tôi cứ lấy thoải mái bán mà không lo bị ế”. Chúng tôi đến một điểm bán bún tươi trên đường Phạm Hùng (Q.8) với nhã ý với người bán “muốn tìm mua bún ế về cho heo ăn” thì nhận được câu trả lời: “Làm gì có bún bán cho heo ăn? Bún bán ế, bún thiu sẽ trả về cho lò theo giá cũ”. Một người khác chen vào: “Có hôm chúng tôi lấy vài trăm kg bún, bán ế, còn dư là chuyện bình thường. Lò bún bỏ cho tôi giá nào thì khi thu lại bún cũ họ cũng tính giá y vậy. Do đó, chúng tôi cứ lấy về bán thoải mái, đâu có sợ lỗ đâu mà lo”. Bún thu gom về, theo bà Hoa là để tái chế thành bún tươi mới, đem ra chợ bán tiếp. Cụ thể, bún bán không hết của ngày hôm trước được đưa về lò, phần nào hư, nát quá thì để cho heo; còn lại dùng nước rửa sạch, làm ráo, rồi cho vào máy quay chung với bột mới (bột nguyên liệu mới) rồi tiếp tục đưa qua máy tạo sợi cho ra bún mới. Để bún cũ, bún ế sau khi được tái chế không bị hôi mà còn có mùi thơm, cơ sở dùng một loại dung dịch màu trắng trộn vào. Loại dung dịch này được bà Hoa bật mí mua ở chợ Kim Biên, Q.5. Nghe “bật mí” của chủ cơ sở, PV rùng mình và nghĩ đến lời một công nhân “đàn anh” dặn dò: “Làm ở đây, mày chớ dại mà ăn bún! Đói thì lấy mì mà ăn. Bọn tao hằng ngày không dám ăn dù chỉ một cọng. Bà chủ bảo lấy bún ăn sáng nhưng bọn tao thà ăn mì tôm sống còn hơn!”. Sau khi thu thập đầy đủ những chứng cứ về cơ sở sản xuất bún bẩn, PV Thanh Niên chuyển toàn bộ đến UBND Q.8 và lãnh đạo địa phương đã nhanh chóng lên kế hoạch, thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, phối hợp cùng PV tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất bún nói trên vào chiều 1/7. Khi đoàn đến nơi, mặt sàn khu vực sản xuất bún nhầy nhụa nước, bún tươi vương vãi khắp dưới sàn nhà. Thấy đoàn đến, một thanh niên vội dùng vòi nước xịt sàn nhà cho sạch hơn. Khu vực ngâm gạo và chứa nguyên liệu bột (xay từ gạo) thì ẩm thấp, nhầy nhụa nước. Bồn chứa nước dùng ngâm gạo để trống, không có nắp che đậy, trong khi theo chủ cơ sở gạo phải ngâm 3-4 ngày mới đem xay bột để làm bún. Gạo sau khi xay thành bột được cho vào bao để ngổn ngang dưới đất, không đảm bảo vệ sinh vì những bao bột sẽ bị ngấm nước bẩn từ sàn nhà. Những thanh niên trực tiếp làm bún mình trần xay bột, làm bún, dùng tay không bốc bún thành phẩm cho vào thúng...Kiểm tra thêm, đoàn phát hiện tại khu vực sản xuất bún có nhiều loại hóa chất, phụ gia, nhưng đại diện cơ sở không xuất trình được hóa đơn, chứng từ mua bán, gồm: 7 kg hóa chất dạng bột trắng mịn; một số bột màu vàng chanh, màu trắng dạng cốm và dung dịch không màu, có mùi nhưng không rõ loại. Bước đầu, đại diện cơ sở khai với đoàn kiểm tra những hóa chất, phụ gia trên mua từ chợ Kim Biên Q.5, được sử dụng trong từng công đoạn để tẩy trắng, chống mốc và tạo mùi thơm khi làm bún. Đoàn kiểm tra liên ngành đã lập biên bản, lấy mẫu các hóa chất và bún để kiểm nghiệm, xác định các hóa chất phát hiện tại cơ sở sản xuất bún trên. Theo các chuyên gia về vệ sinh an toàn thực phẩm của TP.HCM và thành viên của đoàn kiểm tra, qua kiểm tra cho thấy nhiều cơ sở sản xuất bún tươi thường dùng hóa chất để tẩy trắng làm bún sáng đẹp; dùng hóa chất chống chua, chống mốc và làm cho bún sáng óng ánh cộng thêm dung dịch làm “thơm” bún ế sau khi được tái chế! “Kiểm tra cơ sở này xong về hết dám ăn bún”, một thành viên trong đoàn thốt lên. (Báo Thanh niên 02/07/2013)

 

                 Hóa chất độc hại tẩy gạo mốc thành gạo thơm

      Nhiều nhà máy xay xát đang dùng hóa chất bị cấm ở nhiều nước vì gây suy gan, thận, ung thư, để khiến gạo trắng hơn, thổi cơm nở gấp đôi, biến gạo mốc meo trở nên trắng thơm… Nhưng để có những hạt gạo trắng tinh như vậy, nhiều nhà máy xay xát đã dùng hóa chất độc hại để tẩy trắng gạo. Tìm hiểu thực hư chuyện gạo được tẩy trắng bằng hóa chất, chúng tôi tìm gặp P.M.D, hiện sống tại đường Lê Văn Sỹ, quận Phú Nhuận. D. có nhà máy xay xát lúa gạo M.D tại An Giang. Phóng viên đặt vấn đề muốn được bày cho cách làm trắng gạo và tạo mùi để mở nhà máy xay xát tại Củ Chi, D. nhiệt tình tư vấn các quy trình mà mình đang áp dụng. Theo D, để tạo mùi và làm trắng gạo, trước hết phải mua loại hóa chất tạo mùi thơm cho từng loại gạo, cũng như màu cần thiết nếu muốn biến gạo trắng thành gạo màu và bột tẩy trắng nếu muốn gạo trắng và đẹp mắt. Thông thường, nhà máy xay xát mua lúa về phải tích trữ một thời gian. Do vậy, khi xay xát sẽ không còn được mùi thơm như ban đầu. Vì thế, cần phải tạo lại mùi hương cho gạo. Mùi ở đây là loại hóa chất tạo mùi thơm được mua từ Trung Quốc. Mấy loại này thị trường không bán nhiều, chỉ có thể mua từ những công ty cung cấp hóa chất ở chợ Kim Biên (quận 5, TPHCM). Ví dụ, muốn gạo Tám Thơm, gạo Hương Lài… khi nấu thành cơm có mùi thơm nồng đặc trưng thì cần pha 1 muỗng bột tạo mùi với 5 lít nước cho 100kg gạo. Sau đó, tưới đều lên gạo ủ trong vòng 15 phút rồi cho vào máy đánh bóng gạo, từ đó sẽ được mùi hương như cũ. Theo D, các loại gạo màu như Bắc Thái, gạo Thái Đỏ… bán trên thị trường Việt Nam, thực ra chỉ là loại gạo dài 5% tấm. Sau khi xay xát sẽ cho vào máy đánh bóng rồi tách màu, trộn màu bằng máy. “Màu ở đây là các loại chất tạo màu xuất xứ từ Trung Quốc. Ví dụ, màu tím đậm của gạo Bắc Thái thì cũng hòa với nước thêm bột tạo mùi hương rồi cho gạo vào ngâm và đưa vào máy trộn. Sấy 10 phút, từ gạo trắng bình thường thành gạo màu với mùi hương như thật. Tất cả những chất này đều không có tên, mua bao nhiêu bán bấy nhiêu và chỉ cần nói màu gì là họ mang tới, chứ ngay như tôi cũng không hề biết là loại gì”, D. nói. Cuối cùng là tẩy trắng gạo. D. ngập ngừng: “Cái này thì mới áp dụng, loại chất tẩy trắng này không có tên, chỉ biết là hàng của Trung Quốc. Gạo được xay xát xong sẽ cho vào máy đánh bóng. Nếu muốn gạo trắng tinh thì 100kg gạo sẽ cho 1 kg bột này vào, sau 5 phút hạt gạo trắng tinh, còn muốn trắng đục thì chỉ cần 500g là được”. Ngoài việc tẩy trắng, chất này còn có thể làm nở cơm hết cỡ khi nấu. Ví dụ, 10kg gạo làm trắng bằng bột này thì khi nấu sẽ nở bằng 20kg gạo không dùng chất tẩy trắng. D. đưa chúng tôi tới xưởng xay xát gạo anh ta mới mở tại đường Lê Văn Khương, quận 12. Đây là xưởng chuyên xử lý gạo mốc hỏng bị các đại lý gạo trả lại. Do xưởng nhỏ nên D. chỉ đặt được một máy xay xát lúa, một máy tách gạo, tạo màu, một máy đánh bóng và tạo mùi. “Chi phí để mua những loại máy móc này khoảng 500 triệu đồng, mỗi ngày nếu hoạt động hết công suất sẽ cho ra lò 100 tấn gạo thành phẩm”, D. cho biết. Xưởng chỉ có năm công nhân đảm nhiệm công việc xay xát và “hóa phép” gạo. Một công nhân thường được gọi là Tèo nói: “Xưởng chủ yếu xử lý gạo bị mốc, kém chất lượng của các đại lý gạo gửi vào. Công việc của chúng tôi là tách màu gạo, đánh bóng và tạo mùi, biến gạo mốc, hỏng thành gạo mới”. Sau khi đổ một bao gạo có mùi hôi, mốc đen được đại lý trả về cách đây hai ngày vào, chiếc máy tách những hạt gạo bị mối mọt ăn gần hết không thể sử dụng được nữa. Sau đó, gạo tiếp tục được đưa qua máy đánh bóng. Trong quá trình này, Tèo tưới nước có màu xanh nhạt vào gạo đang đánh bóng. “Đây là quy trình đánh bóng và trộn mùi cho gạo”- D. cho biết. Chỉ sau 10 phút, hai bao gạo 50kg đã trắng sáng và thơm mùi gạo mới. Sau khi gạo được “hóa phép”, công đoạn cuối cùng là đóng bao với nhãn mác mới rồi chuyển ngược lại đại lý gạo để bán ra thị trường. Nếu chỉ nhìn bằng mắt thường thì khó có thể nhận biết được đâu là gạo mới và đâu là gạo mốc vừa được hóa phép. Thấy chúng tôi bốc hai loại gạo, một mới, một vừa được “phù phép”, Tèo cười nói: “Không thể nhìn ra đâu anh, nhưng nếu anh ngửi thật kĩ sẽ thấy gạo bọn em làm lại có mùi thơm nồng, còn gạo mới bình thường thì mùi thơm dịu và hơi hăng hăng”. Sau khi hai bao gạo mốc, bốc mùi được hóa phép thành gạo mới, Tèo gọi điện thoại cho chủ tiệm gạo ở chợ Gò Vấp tới chở về bán tiếp. Để không ai phát hiện, gạo mốc được chuyển về xưởng luôn được xử lý ngay trong vòng 1-2 ngày và khi xử lý xong, gạo sẽ được chuyển ngay lại tiệm gạo. “Bây giờ ở thị trường gạo TPHCM, tôi bảo đảm 100% gạo được tẩy trắng và tạo mùi. Tâm lý người dân ai cũng muốn mua gạo trắng, nấu nở và thơm nên xưởng xay xát nào cũng làm vậy hết. Riêng gạo xuất khẩu thì không thể làm vậy bởi bên nước nhập khẩu kiểm tra chất lượng rất nghiêm ngặt”, D. nói. (Báo vietnamnet.vn 02/08/2013)

           Làm cơm trắng nở gấp đôi, dẻo, ngon

    (Báp SKĐS 23/07/2013) Chỉ với một gói bột hóa chất 8.000 đồng, các hàng cơm bụi đã có thể "hóa phép" cho 10 kg gạo thành cơm nở bung trắng đều, hạt to mẩy tương đương như khi nấu 20 kg gạo thông thường. Đa phần các hàng cơm bụi đều cho thoải mái khi khách ăn muốn lấy thêm cơm. Khách có đông đến mấy, cũng chỉ một tiếng đồng hồ sau là quán đã kịp nấu nồicơm trắng tròn mẩy đầy ú ụ nhờ gói bột trắng hóa chất "phép màu".Chỉ cần ngâm 15-20kg gạo chung với 1 muỗng canh nhỏ loại bột này rồi đem hấp khoảng 1 tiếng, gạo sẽ nở bung, dẻo, thơm, cho lượng cơm nhiều gấp đôi so với bình thường. Thêm nữa loại bột này còn có tác dụng làm cơm chín rất nhanh, chị P bật mí: "Ngâm bột này vừa giúp gạo nở nhanh, nhiều và chín mau mà không mất công làm gì cả". Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp – giám đốc trung tâm dinh dưỡng TP HCM cho biết, loại bột mà phóng viên đề cập tới là một loại hóa chất giúp giữ hơi nước trong hạt gạo cũng như tổng hợp các chất khí giúp hạt gạo nở to hơn bình thường, và chính điều này có thể nguy hại đến sức khỏe người sử dụng.

 

               Rau bẩn- những góc nhìn đáng sợ

    Hiện nay, trong mỗi bữa ăn của gia đình người Hà Nội, sự lo lắng về độ an toàn của các món rau là điều không thể tránh khỏi. Liệu rằng rau họ sử dụng có phải là rau bẩn không?Đó là câu hỏi dễ trả lời nhưng khó có thể kiểm soát được tình trạng  rau bẩn hiện nay. Các chất độc hại chứa trong rau như vi khuẩn coliform, chất hóa học độc hại, kim loại nặng,.. Trong mẫu nước, 96 mẫu rau được lấy tại chợ Hoàng Liệt và 118 mẫu lấy từ Long Biên, Viện Nghiên cứu y tế Trung Ương xét nghiệm và cho kết quả : những mẫu nước và rau được thu thập tại chợ đều có nhiều vi khuẩn colifrom và các vi khuẩn gây ra bệnh tiêu chảy. Các đơn bào như cryptosporidium, giardia, crylospora (gây tiêu chảy) đều được tìm thấy trên các mẫu rau thu thập tại chợ. Đặc biệt, những vi khuẩn này có nhiều trong các loại rau như húng, kinh giới, mùi và rau thủy sinh như rau muống, rau nhút. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, hàm lượng coliform trong nước tưới rau ở ruộng nước thải của vùng ven đô Hà Nội cao hơn ở những ruộng không dùng nước thải. Hàm lượng coliform này xuất hiện cao hơn ở các mẫu rau muống. Nhóm nghiên cứu còn so sánh, hàm lượng coliform trong nước thải dùng tưới rau vượt quá mức giới hạn cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới nhiều lần. Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chính việc tưới nước hoặc sử dụng nguồn nước ao hồ để làm rau tươi đã tăng thêm sự nhiễm vi sinh vật cho rau khi mang ra chợ bán. Hầu hết, người nông dân dùng nguồn nước từ ao, hồ chứa nhiều chất thải, chất độc và kim loại nặng để tưới lên rau trong quá trình bảo quản tại nhà hoặc để rau trên mặt đất qua đêm khiến rau dễ bị nhiễm bẩn, nhất là rau muộng có cấu tạo dạng ống. Khi rau muống bị dập nát nước bẩn sẽ ngấm vào bên trong rau dù có rửa nhiều bằng nước sạch cũng không thể loại bỏ hết được chất bẩn trong rau. Ngoài việc dùng nước bẩn tưới rau khi trồng, thu hoạch, rau còn bị nhiễm khuẩn từ chính những người sản xuất và kinh doanh rau có thói quen “tận dụng tối đa” sức mạnh của thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng…Tệ hơn nữa là những người buôn rau còn rửa và ngâm rau bằng nước cống, nước thải sinh hoạt để cho rau được tươi. Thực sự những người sản xuất kinh doanh rau này vì chạy theo lợi nhuận bỏ qua đạo đức và trách nhiệm của bản thân mình mặc cho người sử dụng chịu hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe vẫn không ảnh hưởng gì tới họ. (Báo SKDS)

       Công nghệ biến mít non thanh mít chin

   (Báo Công An 2/07/2013) Mít non đang lủng lẳng trên cây, chỉ cần vài giọt hóa chất không rõ nguồn gốc là thành mít chín. Nhiều chủ vựa chế biến mít ở tỉnh Bình Phước và thương lái kiếm lời nhanh chóng, bất chấp sức khỏe của người tiêu dùng. Trong vai người học việc, chúng tôi xin làm công nhân tại vựa chế biến mít của ông M. trên quốc lộ 13, xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Vựa mít này nằm ngay ven đường, hàng chục công nhân làm việc liên tục suốt ngày đêm, xung quanh lúc nào cũng có mít chất từng đống to tướng. Công nhân làm việc tại vựa không có bảo hộ lao động nên tay người nào cũng bị mẩn ngứa, lở loét. Dụng cụ để lột mít như dao, rổ rá... bám đầy nhựa mít và tạp bẩn, màu đen ngòm. Việc chế biến mít được tiến hành ngay trên nền đất. Sau khi bổ mít ra để lấy múi sấy, các phế phẩm của mít như vỏ, xơ, hạt... được ném tứ tung, có lúc lẫn vào đám múi thành phẩm. Trong căn nhà nhỏ, mùi thối rữa của mít để lâu ngày hòa với mùi đất ẩm mốc, mùi tạp chất bốc lên nồng nặc. Ruồi muỗi bu vào dính phải mủ mít chết cứng đơ trong đám múi đều được hốt vào bịch đem đi cân cho thương lái.Trong những ngày học việc, chúng tôi được chỉ cách làm cho mít non thành mít chín. Ông M. nói: “Phải cho mít “ngậm” hóa chất để nhanh chín. Không dùng thuốc kích thích hỗ trợ thì coi như vứt”. Ông lấy bịch thuốc được gói kín trong túi ni lông, có mười lọ nhỏ bằng ngón tay út, màu trắng, không có mùi. Bên ngoài bao bì ghi chằng chịt chữ Trung Quốc và hình ảnh các loại trái cây. Ông M. lấy một can nhựa khoảng chục lít nước, sau đó lấy dao cắt từng lọ thuốc hòa lẫn với nhau rồi đem khuấy đều tạo ra dung dịch “thuốc nước” để “bơm” vào mít. Pha xong hỗn hợp trên, ông M. lấy kim tiêm và “nạp” hóa chất, mỗi trái bơm từ 15ml đến 20ml tùy trọng lượng. Để chúng tôi nắm thành thục kỹ thuật, ông M. giảng giải: “Việc cho mít “ăn” hóa chất nhìn đơn giản nhưng làm không cẩn thận, không đúng quy trình, đúng thuốc thì hỏng. Hồi mới làm chú mua thuốc ngoài chợ về làm không quen nên mít không chín đều, có lúc bị úng thối. Bơm không đúng liều lượng cũng không tốt. Bơm nhiều chín nhanh quá không lột kịp sẽ bị hư; bơm ít, mít chín không đều sẽ bị đắng và sượng. Phải canh đúng thời điểm, trưa nay “bơm” thì chiều mai phải lột, nếu không cả đống mít phải đổ đi vì khi “ăn” hóa chất, mít nhanh chín mà cũng nhanh thối. Khi “bơm” phải bẻ cong kim tiêm để thịt và nhựa mít không làm tắc thuốc” Bơm xong hóa chất, ông M. vỗ đồm độp vào trái mít nằm lăn lóc dưới góc nhà và quả quyết: “Chưa đầy một ngày là chín. Trong các công đoạn thì việc cho mít “ngậm” thuốc là quan trọng nhất. Công đoạn này đòi hỏi phải cẩn thận vì nó ảnh hưởng đến tiến độ, năng suất, lợi nhuận của cả quá trình làm mít”. Theo tìm hiểu của chúng tôi, loại hóa chất mà ông M. dùng để “phù phép” mít non được mua từ Trung Quốc thông qua một người quen. Khi chúng tôi đề cập đến sự độc hại của loại hóa chất này, ông M. nói qua loa: “Thuốc này chỉ làm cho mít nhanh nóng lên rồi chín thôi”. Nếu mua lại, ông M. bán với giá 80.000 đồng/bịch, đủ để “nạp” cho khoảng chục tấn mít. Bằng cách “phù phép” mít, mỗi ngày các chủ vựa tại đây cho ra lò nhiều tấn mít đã được tẩm hóa chất. Chủ cơ sở chế biến mít dùng tới ba loại hóa chất để mít non biến thành mít chín. Hóa chất thứ nhất là màu vàng, được bán phổ biến ở các cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật, loại này ít được sử dụng. Các chủ vựa cho biết, loại này không những “lực” nhẹ khiến mít lâu chín mà còn làm cho mít bị đắng. Loại thứ hai có nguồn gốc từ Trung Quốc thì “lực” mạnh hơn nhưng cũng ít người sử dụng vì hiếm khi bán trên thị trường nên rất khó mua. Loại thứ ba là một hóa chất “lạ” có màu trắng, được người làm mít sử dụng phổ biến. “Lực” của nó mạnh, dễ dàng mua cả thùng phuy. Mỗi chủ vựa có một cách làm khác nhau để thúc cho mít mau chín nhưng đều chung một công thức: mít non cộng hóa chất bằng mít chín. Công thức này là “chìa khóa” kiếm lời của các chủ vựa. Chúng tôi tiếp tục học việc tại vựa của bà K. (đầu huyện Hớn Quản) để “tích trữ thêm kinh nghiệp”. Vựa mít này lúc nào cũng chất đầy mít trái và mít múi thành phẩm. Mặt sàn khu vực chế biến mít nhầy nhụa mủ, xơ, hạt mít. Cũng như vựa ông M., công nhân làm việc tại vựa mít bà K. không mang bao tay và bảo hộ lao động. Mọi công đoạn từ việc hốt phế phẩm đến bốc múi mít thành phẩm cho vào bọc đều được làm bởi các đôi bàn tay trần đầy ghẻ ngứa. Trong vựa, mít trái được bổ ra vàng ươm. Chúng tôi quơ tay bóc múi định đưa lên ăn, một công nhân ngăn cản: “Mít đã “tẩm” hóa chất, đừng đụng vào! Tụi tao làm ở đây, nhiều lúc thèm cũng không dám ăn. Muốn ăn, phải nói bà chủ đưa trái không có hóa chất rồi mang ra ăn riêng. Không thấy ở đầu nhà cả một can nhựa hóa chất đó sao?”. Cả đống mít to đùng, quả nào quả nấy lộc ngộc trên mặt đất. Chúng tôi thắc mắc: “Mít còn xanh sao mà lột?”. Bà K. huỵch toẹt: “Chích thuốc sẽ chín”. Bà kể: “Lúc cao điểm, chị gom hơn chục tấn một ngày mà ngày nào giải quyết xong ngày nấy, không có chuyện tồn hàng. Trước đây chưa có thuốc, làm mít cực lắm. Quả già, quả non chín không đều, mỗi ngày chín một ít, tính ra không có ăn mà đôi khi còn lỗ. Bây giờ có thuốc làm đỡ tốn công, gọn nhẹ”. Vựa của bà K. có hai loại thuốc. Thuốc màu vàng mang thương hiệu trong nước, “lực” nhẹ nên lâu chín, múi không vàng. Bà K. cho biết: “Loại thuốc màu vàng sử dụng kém hiệu quả, mít có vị đắng, thường bị thương lái chê. Họ còn nói “nếu tiếp tục sử dụng loại màu vàng thì sẽ không lấy hàng nữa” và bắt buộc tụi tôi phải mua thuốc của họ loại có màu trắng. Không biết họ lấy loại đó ở đâu nhưng hiệu quả lắm! Không những làm trái nhanh chín, chín đều mà múi của nó to, đẹp mã hơn. Từ khi có thuốc của họ đến nay, tụi chị chỉ sử dụng loại hóa chất màu trắng đó không à. Hầu hết các chủ vựa chế biến mít tại đây hiện nay đều sử dụng hóa chất thương lái đưa”. Kết thúc “khóa học”, chúng tôi được bà K. chỉ địa điểm mua hóa chất ở gần cây xăng Thành Lê. Người đàn bà khoảng 40 tuổi hất hàm hỏi: “Ai chỉ tới đây?”. “Chị K. ở thị trấn Chơn Thành giới thiệu xuống”, chúng tôi trả lời. Nghe vậy, bà ta ra góc vườn lấy can hóa chất mang vào hỏi: “Muốn mua hàng “cốt” hay đã pha. Nước “cốt” thì 180.000 đồng/lít. Loại pha sẵn thì 90.000 đồng/lít”. Tôi đề nghị mua loại nước “cốt”. Nhìn xung quanh nhà bà ta còn có nhiều can nhựa và chai nhỏ nằm ngổn ngang. Trong lúc bà ta rót hóa chất, chúng tôi than: “Tụi em dùng loại thuốc màu vàng, chẳng biết sao bơm vào mít không chín?”. Bà ta khua tay: “Ối trời! Loại đó bỏ đi, bơm không chín đâu. Loại này chị lấy từ Mỹ về (?!), sử dụng rất nhanh chín mà không bị đắng. Hàng “xịn”, chích ít đã chín rồi”. Chẳng biết hóa chất của chị ta “xịn” thế nào nhưng khi rớt xuống đất, nó sủi bọt li ti. Chị ta cảnh báo: “Em bé hoặc người già tưởng nước khoáng, uống nhầm là cháy ruột. Loại này độc và nguy hiểm lắm!”. Mít được “phù phép” tối hôm trước thì sáng hôm sau được chuyển đến điểm thu gom cho các đầu mối lớn. Sáu giờ sáng, việc thâu gom múi thành phẩm diễn ra sôi động tại hai điểm. Điểm thứ nhất nằm ở đầu huyện Hớn Quản, điểm thứ hai nằm gần ngã tư Chơn Thành (huyện Chơn Thành). Sau khi thu gom, mít thành phẩm được chuyển lên thành phố đưa vào các lò sấy tiêu thụ. Hoạt động chế biến, thâu gom mít độc hại diễn ra công khai, sôi nổi trong thời gian dài nhưng chẳng hiểu sao các cơ quan chức năng không xử lý ?      

               Ghê sợ cà phê giả, độc hại

   Cà phê chỉ mới du nhập vào Việt Nam hơn 100 năm nay và đồn điền đầu tiên trồng cà phê trên mảnh đất chữ S này cũng chỉ mới có từ năm 1888, nhưng hiện nay Việt Nam đã là nước sản xuất và xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới và hơn nữa cà phê đã là thứ nước uống thường dùng của dân ta, có lẽ chỉ có sau nước chè. Thói quen uống cà phê đã ăn sâu vào nếp sinh hoạt của nhiều người Việt Nam, và các quán cà phê xuất hiện ở mọi hang cùng ngỏ hẽm. Đến mức mọi quán giải khát bây giờ đều có thể gọi là quán cà phê. Chỉ riêng hai điều kiện nguồn nguyên liệu sẵn có và sự phổ biến của thói quen ngồi quán cà phê/ uống cà phê như vậy đã đủ để xác định Việt Nam đang là thị trường lớn tiêu thụ cà phê. Chỉ tiếc một điều không ở đâu trên thế giới này tiêu thụ một thứ cà phê giả, độc hại như ở Việt Nam. Xét theo xu hướng tiêu dùng, trên thế giới hiện có 3 loại cà phê: Loại thứ nhất là cà phê 100% thiên nhiên, loại thứ hai là cà phê có sử dụng hương liệu. Loại này các nhãn hiệu đa quốc gia thường sản xuất. Loại thứ ba là cà phê có sử dụng hương liệu và pha độn một số thành phần khác như chocolate, ca cao, chicory, các chất thay thế cà phê khác. Nếu là một trong ba loại kể trên và nhà sản xuất công bố rõ thành phần của loại đó trên bao bì sản phẩm có thể coi đó là cà phê thật. Vậy cà phê thế nào là giả (?) - Đó là loại cà phê công bố là cà phê nhưng tỉ lệ cà phê thấp, độn nhiều chất lạ không phải cà phê nhưng rang cháy và sử dụng các thủ đoạn để người tiêu dùng tưởng là cà phê nguyên chất. Đặc trưng của loại cà phê được coi là giả khi các nhà sản xuất, pha chế không công bố thành phần các chất độn trong cà phê thành phẩm. Còn cà phê sản xuất không đảm bảo ATVSTP thì gọi là cà phê bẩn, sử dụng các hóa chất độc hại, không rõ nguồn gốc để sản xuất và chế biến, pha chế cà phê là cà phê độc. Rất cay đắng, không ít quán cà phê trên cả nước hiện nay đều sử dụng loại cà phê giả, bẩn, độc này. 1 kg cà phê nhân rang, xay xong chỉ còn 0,7 kg, 1 kg cà phê bột nguyên chất chỉ có thể pha được 25 ly cà phê là đã rất cao tay rồi. Giá cà phê nhân khô trên thị trường giao động trong khoảng 45.000-50.000 đồng/kg, vậy giá thành tối thiểu cà phê bột phải là 100.000 đồng/kg. Giá 1 ly cà phê tối thiểu cũng phải 10.000 đồng/ly. Vậy mà trên khắp các vỉa hè TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam đang bán với giá 8.000 đồng/ly. Vậy đó là cà phê gì? Tôi đã đến một cơ sở chế biến cà phê ở phường Bình Trưng Tây (Q.2 TP.HCM). Trong một gian xưởng thấp tè, nóng hừng hực, bốn công nhân chân đất đang xả “cà phê” rang rồi xuống sàn xưởng, dùng xẻng đảo cho nguội trước khi xúc đổ vào họng máy xay. Mùi hóa chất hăng nồng bốc lên. Nhìn kỹ cái đống gọi là cà phê tôi thấy rõ chỉ khoảng 20% là hạt cà phê mà chủ yếu là hạt méo mó, hạt lép, còn chủ yếu là hạt ngô, hạt đậu nành. Những hạt này được rang cháy tẩm dầu mỡ và tinh dầu thơm mùi cà phê trông bóng loáng và thơm nức. Cái đống gọi là cà phê trong xưởng kia có thành phần như sau: 20% cà phê xấu mua giá rẻ từ sàng sẩy ở các cơ sở xuất khẩu tại Tây Nguyên, 60% là đậu nành Campuchia, 20% ngô hạt. Hương liệu là tinh dầu hóa học cùng các loại mỡ hóa chất mua từ chợ Kim Biên. Giá thành làm ra là 35.000 đồng/kg bột, bán ra 60.000 đồng/kg. Đó là nguyên liệu chính để pha ra cái nước uống gọi là cà phê đang có mặt trên mọi nẻo đường đất nước. Thế đấy, ngay cả uống chất độc cũng dễ trở thành một thói quen. Vẫn biết là cà phê rởm rồi, nhưng thấy thơm nhiều người cứ uống đại. Thậm chí có người uống xong thấy nôn nao cả người giống như say xe. Hóa chất trong cà phê giả ghê thật. Vậy mà thiên hạ cứ uống đều đều. Tìm hiểu các “nhà sản xuất” cà phê giả, bẩn, độc tôi được biết các hóa chất được tẩm ướp để biến ngô đậu thành cà phê có tới 20 loại, trong đó chủ yếu có calamel tạo màu và vị ngọt, dầu ăn đông cứng, đường hóa học và tinh dầu tạo mùi thơm. Trung tâm Nghiên cứu khoa học vì lợi ích của cộng đồng (CSPI) tại Mỹ vừa đưa ra báo cáo về nguy cơ gây ung thư của các chất tạo màu caramel thường sử dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm. Chất tạo màu caramel có công thức hóa học là 4-methylimidazole (4-MI), được tạo ra thông qua quá trình biến đổi hóa học có liên quan đến ammonia-sulfite. Độc tính của 4-MI gây ra ung thư trên chuột. Đó là caramel được phép dùng trong công nghiệp thực phẩm, còn cái thứ caramel trôi nổi mua ở chợ để chế cà phê giả là caramel chế từ gỉ đường chứa đầy độc tố, kinh khủng gấp nhiều lần so với thứ CSPI đã cảnh báo. Mỗi một kg ngô đậu để biến thành cà phê cần tới 0,15 kg caramel. Sau khi đổ caramel khoảng 4 phút, các chủ lò rang tiếp tục rắc đường hóa học giá rẻ của Trung Quốc vào để tăng vị ngọt. Hỗn hợp trên được trộn đều để caramel khô lại. Tiếp đến, sau khi hỗn hợp trên được làm nguội, bơ công nghiệp và các loại dầu sẽ được các chuyên gia làm giả tẩm ướp. Các loại dầu ăn không mùi là phụ gia không thể thiếu. Tùy theo lò, người ta có thể dùng dầu cải, dầu dừa. Tuy nhiên, nguy hiểm nhất trong giai đoạn này là sự có mặt của chất CNC trộn chung với các loại dầu với mục đích cô đặc hỗn hợp. Được biết, chất này là một chất hóa học dùng trong quá trình hồ vải. Khâu cuối cùng là thêm hương vị cà phê bằng tinh dầu thơm không biết là tinh dầu gì và có được phép dùng trong thực phẩm không. Đến khi pha chế, các quán cà phê thường thêm chất tạo bọt, vốn dùng trong công nghệ tẩy rửa vào cốc cà phê nữa. Theo quy định, việc chế biến thực phẩm, thức uống sử dụng các chất như tạo màu, tạo bọt, tạo thơm… phải được sự cho phép của Bộ Y tế. Chất nào không được phép thì tuyệt đối không được cho vào. Tất cả sản phẩm đều phải công bố hàm lượng, tiêu chuẩn sản phẩm trên nhãn mác, bao bì. Trong khi đó, chất caramel, nếu được sản xuất từ đốt cháy đường thì cũng phát sinh những chất độc hại gây ung thư như các loại thực phẩm bị đốt cháy khác. Chất CNC, nếu là loại được sử dụng trong công nghiệp, có khả năng gây ung thư vì chứa nhiều tạp chất độc hại. Ngay cả loại dùng trong thực phẩm, nếu dùng quá liều cũng độc hại. Vậy là đến nay chất lượng cà phê đường phố gần như bị buông thả và vì lợi nhuận các “nhà sản xuất” vẫn tiếp tục đầu độc khách hàng. Cần sớm bắt buộc tất cả các quán cà phê, các nhà hàng có bán cà phê công bố nguồn gốc, chất lượng, thành phần cà phê mà mình pha chế  (Báo xã  luận 01/07/13 ).

 

               Kinh hoàng thực phẩm bẩn!

     (VTC News 30/05/2012) – Thực phẩm bẩn luôn là một vấn nạn nhức nhối chưa có cách giải quyết của Trung Quốc, cùng VTC News điểm lại những vụ bê bối gây hãi hùng nhất thời gian qua.

 

     1. Dầu cống rãnh

Dầu cống rãnh là một trong những vụ bê bối thực phẩm lớn nhất tại Trung Quốc thời gian vừa qua. Vụ việc nổ ra vào tháng 9/2011 khi đường dây sản xuất dầu bẩn bị phát hiện, quy trình chế biến dầu bẩn khiến người phải giật mình, đầu tiên, dầu được vớt từ cống rãnh của các nhà hàng, qua một vài công đoạn thủ công nhưng lắng, lọc, đun nấu là đã có thể đem cung cấp cho các nhà hàng hay nhà máy sản xuất thực phẩm. 

 
 

         

Được biết, nhóm chế biến này bắt đầu hoạt động từ năm 2005, mỗi năm hàng trăm tấn dầu cống rãnh và đút túi hàng chục triệu NDT. Không cần phải phân tích sâu xa cũng có thể hình dung được tác hại của loại dầu ăn này đối với sức khỏe con người.

       2. Đặc sản từ gà, vịt chết

     Thay vì được đem đi tiêu hủy, chỉ qua vài công đoạn đơn giản, gà, vịt bệnh chết đã có thể biến thành những món đặc sản và bán với giá gấp mười lần. Hàng trăm con gà, vịt chết được chất đống trên sàn nhà, chỉ cần ba bốn công nhân làm thao tác nhúng nước sôi, vặt lông, dùng thuốc tẩy và xà phòng để làm sạch rồi tẩm màu, kèm theo đó là các loại gia vị được sử dụng triệt để đã biến những con gà chết thành món đặc sản và được bán ra thị trường với giá cao gấp 10 lần so với giá thu mua gà, vịt chết. 

 

      3. Công nghệ chế biến thịt lợn bẩn

    Tháng 4/2011, tập đoàn chế biến thịt lớn nhất Trung Quốc Shuang Hui (Song Hội)  phải đối diện với pháp luật khi cung cấp ra thị trường các sản phẩm từ thịt lợn bẩn. Được biết, thịt này được lấy từ các con lợn được nuôi bằng chất kích thích tăng nạc bị cấm từ nhiều năm nay. Theo các cơ quan chức năng, chất kích thích tăng nạc là loại chất hóa học có tên gọi Ractopamine và Clenbuterol, khi trộn với thức ăn chăn nuôi lợn sẽ làm tăng nạc, giảm mỡ, giảm lượng thức ăn và thịt lợn khi mổ tươi hơn, giảm chi phí sản xuất. Loại chất này gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng khi gây ra các triệu chứng ngộ độc, chân tay run rẩy, đứng không vững, choáng đầu, mất sức, tim đập nhanh.

 

    4. Kinh hoàng nguyên liệu sản xuất tân dược

Không chỉ có thực phẩm, tân dược tại Trung Quốc cũng được sản xuất bằng những nguyên liệu gây hãi hùng.

     Thuốc bổ từ xác trẻ sơ sinh

Vụ việc này bị phanh phui bởi một nhóm phóng viên SBS của Hàn Quốc, nhóm này phát hiện ra, tại một số bệnh viện Trung Quốc tồn tại những cơ sở sản xuất thuốc “ma”, nếu có ca sở sinh nào tử vong, các cơ sở này sẽ được thông báo để lấy “nguyên liệu”, các thi thể sẽ được sấy khô bằng lò vi sóng dùng cho y tế, rồi được nghiền ra và trộn với thuốc bột sau đó đóng vào con nhộng. 

    Tân dược các loại từ thức ăn gia cầm

  Sự việc được phát hiện ngày 8/8/2011 tại thành phố Tây An, tất cả các thành phần chính của đủ các loại thuốc bổ, thuốc hạ huyết áp, thuốc giảm béo, thuốc cho bệnh nhân tiểu đường, thuốc bổ dành cho nam giới… đều có nguồn gốc từ thức ăn cho gà và các loại thức ăn chăn nuôi khác.

 

 5. Bánh bao quá đát tái chế 

  Những chiếc bánh bao quá hạn sử dụng nghiễm nhiên được đưa về cơ sở sản xuất, cho vào máy đánh tan thành bột, sau đó trộn vào bột trắng, đổ vào khuôn và đóng gói trở lại. Ngoài ra, công ty này còn sử dụng đường hóa học thay cho đường kính, cùng với các chất bảo quản, chống thối và chất tẩy trắng không rõ nguồn gốc. Mỗi ngày, công ty này tái chế khoảng 30.000 chiếc và đem cung cấp cho gần 400 siêu thị tại thành phố Thượng Hải.

 Của lý trí!

 

Qua những thông tin thực tế mà chúng ta vừa tham khảo trên, cho thấy rất rõ ràng là tất cả mọi người chúng ta ít nhiều gì cũng đều đã bị nhiễm độc nội tạng và ăn phải thực phẩm bẩn, đáng sợ nhất là thực phẩm ôi thối tái chế, người ăn vào bị nhiễm độc nội tạng là hiển nhiên không có gì phải bàn cải, điều đáng nói đó là sóng năng lượng cấp thấp (súc sinh, ngạ quỷ) dễ dàng kết tập nhiều nơi nhất là tại khu vực ruột, gan của hệ sinh học làm gây nên sự đột biến tâm thức hạ cấp, nghĩa là con người sẽ ngày càng ác độc, thâm hiểm một cách kỳ bí nằm ngoài vùng kiểm soát của lý trí và đây sẽ chính là hiểm họa lây lan nhân bản ngày càng rộng rãi khắp cộng đồng. TOTHA gọi đó là Nhân Tai và cũng đã rất nhiều lần đề cập, báo động cùng cộng đồng, đối chứng qua những thông tin đã đăng trên website www.totha.vn, qua cuộc hội thảo “Khoa học thực nghiệm tâm linh” tổ chức ngày 18/10/2010 kêu gọi mọi người hãy cùng đồng tâm nhau để hóa giải biến cố…Và đây sẽ là cuộc  “Cách mạng tâm linh”…

Ta trở lại vấn đề về sự ảnh hưởng tất yếu của nguồn thực đưỡng cung cấp năng lượng cho sự sống hằng ngày của con người, dĩ nhiên nguồn năng lượng thực dưỡng (năng lượng hạt) điều tạo nên sự ảnh hưởng đến hoạt động của não, sóng não -> ảnh hưởng đến năng lượng sóng sinh học con người ít, nhiều phụ thuộc vào độ sạch, dơ của thực phẩm được nạp vào cơ thể hằng ngày… Kể cả giới tu sĩ ăn chay cũng vậy không ai có thể tránh thoát được do ăn phải gạo độc, đồng thời theo thói quen chung ai ai cũng đều sử dụng dầu chiên trong các loại thực phẩm, đều dùng rau quả trong các bữa ăn hàng ngày, bún gạo, đậu hủ, xì dầu,…với ngần ấy lượng độc tố tích trữ trong cơ thể ngày càng nhiều lên…thì thử hỏi tinh thần có đủ an ổn để làm việc có ích (hiệu năng hoạt động) cho xã hội và gia đình một cách đúng nghĩa hay không?...nói chi đến việc tập trung tốt để mà tu tập có hiệu quả!...Bởi thế, nền kinh tế thế giới ngày càng khủng hoảng chính là ở chổ hiệu năng hoạt động của con người ngày càng tồi tệ tỉ lệ theo cùng sự biến động của thể chất và tinh thần, chúng ta hãy thực tâm mà xét lại tại nơi chính bản thân của mình tất sẽ rõ, ngày 8 tiếng làm việc thì đã bị rơi vào trạng thái mệt mõi, ù lì, cáu gắt, miên viễn,…chiếm khoảng gần như 6 tiếng rồi đúng không?...Do đó, ngân khố quốc gia có đầu tư thêm tài chánh thì đó chỉ là những tờ giấy bạc vô tri giác mà thôi, điều thiết yếu cần vực dậy đó chính là tiềm năng của con người hiện chúng ta đang tự đầu độc lẫn nhau!...Hệ lụy đáng quan tâm đó là hiệu ứng đột biến tâm thức dễ dàng khiến cho con người điên loạn kích hoạt chiến tranh, xót xa nhất đó là thế hệ trẻ bị lây nhiễm và gánh chịu mọi hậu quả mà người đi trước để lại…

Tóm lại :

Dưỡng chất ô trược (mạng trược) -> tinh thần con người bị ô trược kéo theo (phiền não trược) -> lan nhiễm ngày càng rộng (chúng sanh trược) -> tinh thần con người ngày càng khủng hoảng trầm trọng -> kinh tế khủng hoảng -> bạo lực + tội ác ngày càng nhiều (kiến trược) -> tự hủy diệt lẫn nhau là điều hiển nhiên không thể chối cải! Hãy cùng thức tỉnh trở lại để cùng nhau chỉnh sửa.

Giải pháp cơ bản và thiết thực đó là : “Hãy cùng kết nối Năng lượng Tâm Thức cộng đồng (Đồng Tâm) hóa giải...” vào mỗi tối thứ năm và chủ nhật hàng tuần lúc 19h30 VN, gia đình TOTHA Chân-Thiện-Mỹ kết nối cùng cộng đồng thực hiện điều đó khoảng 30p. Chính năng lực Đồng Tâm sẽ giúp chúng ta làm nên điều kỳ diệu...Chúng ta hãy cùng Đồng Tâm làm nên điều đó nhé.  Ngoài ra, chính bản thân mỗi người chúng ta hàng ngày hãy dành riêng cho mình một ít thời gian để tập hít thở cho  đúng.

+ Thở :  (khí thở, hơi thở của mình) Thở không khí trong sạch, nếu là đoàn thể TOTHA thỉnh thoảng dịp cuối tuần rãnh rỗi, các anh chị em kết nối với nhau chọn nơi địa lý phong thủy tốt, nhiều cây xanh để cùng chánh niệm bài tập Phật thông công. Khí năng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thiền định, điểm lại lịch sử phật giáo có ba vị đắc đạo cao nhất, nhanh nhất đó là : ngài Sĩ đạt ta Cồ đàm (đức Phật Thích Ca Mâu Ni), vua Vô Tránh Niệm (đức Phật A Di Đà), Đạt ma sư tổ, trước khi đắc đạo các ngài đều là những võ sư thượng thặng, khí công cao cường, bởi thế trong 10 hạnh tu đầu đà đức Phật có nhắc nhở cần nên thường xuyên tư duy dưới gốc cây (để hít thở dưỡng khí tốt, chính bản thân đức phật cũng vậy ngài ngồi dưới cội bồ đề để truy tuệ mà giác ngộ ra chân lý Tứ đế và Thập nhị duyên khởi) chính là như vậy. Nếu xét về mặt khoa học cũng dễ hiểu thôi, ở trạng thái nhập định hơi thở của người hành thiền cần phải đảm bảo nhịp nhàng thì mới đảm bảo lượng oxy cung cấp đủ cho não bộ tốt -> tinh thần thông ổn -> thì mới giúp mình tiến sâu vào thiền định một cách nhất quán tốt được, do đó mới có thể tránh xãy ra 5 chướng ngại (ngũ triền cái) như đã nói.

+ Uống : Trước khi uống nước chúng ta nên tập thói quen tác ý làm sạch nước hoặc yêu thương nước, điều nầy mới thoáng nghe qua tưởng như mê tín, nhưng có cách giải thích trực quan nhất đó là thí nghiệm của nhà khoa học người Nhật là Masaru Emoto về nước (xem lại chương trước) đã chứng minh cho chúng ta thấy rằng chính năng lượng tâm thức nói chung và ý nghĩ của con người đều tạo nên ảnh hưởng đến sự biến dạng của phân tử nước, đồng thời cũng là cơ sở lý giải về việc chữa bệnh bằng nước lã thành công của một số  người có năng lực tập trung tốt. Cũng vậy, ở một số giáo phái các tín đồ thường có thói quen cầu nguyện trước khi uống hoặc rửa tội bằng nghi thức tắm nước…

+ Ăn :  Tránh những thức ăn không thuần nhiên (kích trọng, nuôi, trồng nhân tạo), thực phẩm nhuộm màu, gia vị phức tạp, sử dụng chất bảo quản…Tương tự như ở hành động uống, nên tập thói quen tác ý làm sạch trước khi ăn sẽ tốt hơn, khi ăn lưu ý tránh bị chi phối bởi công việc hoặc suy nghĩ linh tinh, cần nên tập trung nhay cho kỷ, ăn một cách chậm rải từ tốn để thức ăn được hấp thụ và được tiêu hóa tốt (chánh niệm thọ thực) -> giúp cho năng lượng hạt chuyển lưu trong hệ sinh học của mình được hài hòa -> hệ tâm thức hài hòa  -> năng lượng tâm thức sẽ cân bằng hơn…Đối với giới tu sĩ thì việc ăn chay sẽ giúp mình tịnh tâm tốt hơn so với việc ăn mặn là điều đương nhiên. Cần lưu ý rằng - do phản xạ sinh học tập nhiễm - sẽ gặp phải những trường hợp xãy ra đối với một số anh chị em bước đầu tập ăn chay -- nhất là ăn gạo lức muối mè -- xãy ra hiệu ứng thanh lọc độc tố ngũ tạng sẽ chính là điều rất khó khăn để mà vượt qua, nhất là ở những bạn năng động và ăn nhiều thịt từ nhỏ đến lớn. Hiệu ứng thanh lọc độc tố ngũ tạng sinh ra triệu chứng (thời gian kéo dài khoảng vài tuần lễ đầu), đó là : mệt mõi, đờ đẫn, thụ động, có cảm giác như là thiếu chất vậy,...(giống như người nghiện thuốc lá bắt cay liền cũng xãy ra hiệu ứng tương tự) -> sinh khởi hoài nghi, tu tập khó khăn -> bỏ cuộc. Vì vậy, để khắc phục vấn đề trên chúng ta cần thực hiện một cách từ từ để cơ thể mình có thể thích ứng dần với nguồn thực dưỡng mới. Nhịp sinh học, phản xạ thích nghi của mỗi người mỗi khác chớ nên vội vàng thấy người khác thực hành nhanh mà mình liền cố làm theo cho kịp...Nên nhớ rằng việc tu sửa thân tâm là hành động dung hoà cùng sự sống và vạn vật (chư pháp), hãy chỉnh sửa sự hấp tấp vội vàng của mình lại (dục tốc bất đạt)...Với đoàn thể TOTHA nói riêng, các anh chị em chúng ta cần nên dành ra 10 phút/tuần để cùng nhau thực hiện bài tập Quán chiếu niệm thân phát hóa Năng lượng Tâm thức nhằm giúp làm sạch ngũ tạng mình.